Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Cách phòng và chữa bệnh ho, sổ mũi cho trẻ vào mùa lạnh

Nửa đêm ko ngủ được vì ông con bị sổ mũi, đờm tắc mũi nên 2 vợ chồng phải dậy thông mũi mát họng cho nó xong, mình xông mũi cho ku con xong nữa là khỏi back lại giấc ngủ. Online viết vài dòng chia sẻ cho các mẹ có con nhỏ trong cùng độ tuổi baby - toddler cùng học cách phòng chống ho, cảm cúm, sổ mũi cho các con khi sức đề kháng còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. (để mà yên tâm bé ko bị mấy cái bệnh vặt này với khí hậu ở VN thì cứ phải ngoài 5-6 tuổi nhé! Haizzz)

Việc đầu tiên là sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, mình cho con uống 5ml chanh đào ngâm mật ong, đường phèn (hũ này ngâm hơn 1 năm rồi), xong cho uống 1 ít nước nóng ấm. Nếu các mẹ ko có chanh đào có thể dùng phật thủ (cho bé từ 1-6 tháng), lớn hơn thì dùng chanh quất mật ong được rồi. Mình áp dụng cách này để phòng ho cho bé.
Kinh nghiệm của mẹ Nhố chia sẻ là hàng ngày hãy cứ vệ sinh mũi cho con bằng nước muối ấm (vào mùa lạnh nên ngâm nước muối trước khi bơm vào mũi con), 1 bên bơm trực tiếp 1/2 xi lanh nhỏ nước muối, 1 bên hút khẩn trương nước muối vừa bơm vào, chất nhầy sẽ theo ra cùng số nước muối ấy. Tuy nhiên thao tác này cần phải nhanh nếu ko nước muối sẽ xuôi xuống họng cùng đờm và gây ra ho cho bé. Trước nay mình vẫn dùng phương pháp xịt muối biển hoặc nhỏ nước muối ấm sau đó day hốc mũi rồi hút ra nhưng từ khi học được bài mới này của Tiểu Phương, phải công nhận đờm trong mũi bé giảm hẳn. Mỗi ngày mũi bé tiết ra 1 lít nước, chả ai tin là cái mũi bé xíu xinh xinh ấy lại nhiều nước điều tiết đến vậy. Vì thế các mẹ cứ ngày 2 lần bơm nước muối vào mũi vệ sinh, đảm bảo sẽ hạn chế được ối bệnh về đường mũi vào mùa lạnh này.
Trong trường hợp bé bị bệnh thì cách chữa của nhà mình rất đơn giản, hút sạch đờm, sau đó đặt bé nằm nghiêng ngủ, lấy 1 cái bình 60ml cho 1 ít nước sôi vào, lấy viên con nhộng cảm xuyên hương bỏ vỏ đổ bột vào trong bình, lắc lên và đưa lên mũi hít thử nếu thấy có mùi cảm xuyên hương bốc lên thì xông mũi cho bé mỗi lần 10', chịu khó cách nhau 1 tiếng 1 lần, đảm bảo giấc ngủ sâu hơn, mũi bé nhanh khô và khỏi dần dần, ko cần phải dùng kháng sinh hay siro gì cả. Trong trường hợp nước mũi đặc, chuyển màu vàng xanh thì nên gọi bác sĩ đến khám. Chum nhà mình mới chỉ bị 1 lần như vậy, bác sĩ kê cho siro uống là khỏi thôi, cũng có lần để tự nhiên bé cũng khỏi nhưng hơi lâu, kéo dài cả tuần nhưng nước mũi vẫn trong veo, con tự khỏi thì sức đề kháng cũng tăng lên, còn hơn là bơm đẫy kháng sinh vào người rồi cứ lần nọ nối tiếp lần kia, đã 1 lần kháng sinh thì cứ phải chạy theo dài dài. Dĩ nhiên các mẹ phải chịu khó ngày nào cũng vệ sinh cho con chứ để bị nặng rồi thì ko thể tự chữa được.

Còn đây là hướng dẫn chung mình đọc được trong tài liệu Nuôi con kiểu Nhật, dĩ nhiên là đọc tham khảo thôi, ko ai bắt mình phải follow theo khuôn mẫu đó cả. Tất cả các bài viết của mình cũng dựa trên hình thức tham khảo nên các mẹ cứ chọn lọc mà ngâm cứu dần dần :)

KHI NÀO NÊN ĐƯA BÉ ĐI BÁC SĨ, KHI NÀO CẦN CHO UỐNG THUỐC, THEO DÕI Ở NHÀ?

1. SỐT
a/ Uống thuốc, theo dõi ở nhà:
- Sốt dưới 38 độ.
- Trông vẫn khỏe, ăn uống bình thường.
- Ngoài sốt ra ko có các triệu chứng gì khác.
- Sốt ko kéo dài.
b/ Đi bác sĩ ngay:
- Sốt cao trên 38 độ.
- Sốt kéo dài hơn 1 tuần.
- Mệt mỏi, lử đử, quấy khóc.
- Bỏ ăn, ko ăn được nhiều.
- Ngoài sốt có thêm ho, sổ mũi, nghẹt mũi, tiêu chảy...

--> Về vấn đề này Chum nhà mình mới bị có 1 lần sốt trong 2 ngày, mình đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên, lau nách, bẹn và các kẽ tay chân, dán miếng hạ sốt và cho uống nước, sữa, nước hoa quả liên tục. Vậy nên bé hạ sốt nhanh và hôm sau vẫn chơi khỏe, ăn uống bt.

2. HO, ĐỜM:
a/ Uống thuốc, theo dõi ở nhà:
- Ngoài ho, có đờm, ko có gì đặc biệt khác.
- Tối ngủ được.
- Khỏe, ăn uống được.
- Tiếng ho nghe khô bình thường.
b/ Đi bác sĩ ngay:
- Ho kèm sốt
- Khó chịu, ko ngủ được
- Ho dữ dội, ói mửa
- Ho, đờm kéo dài
- Hô hấp khó, mệt mỏi
- Tiếng ho nghe nặng nề, có hơi đờm nhiều

--> mình thì cứ tuân thủ chanh đào mật ong hoặc phật thủ mật ong, 5ml với nước ấm ngày 2 lần sáng và tối. Nói chung là Chum ít bị ho, chủ yếu là bị sổ mũi do cảm lạnh đột ngột khi thay đổi thời tiết. Cái này thì phải giữ ấm ngực, gan bàn chân bôi dầu chàm, tắm cũng cho 1 ít dầu chàm vào cho cơ thể bé nóng ấm lên, phòng ngừa cảm lạnh. Cứ dân gian mà dùng thôi chả phải đâu xa làm gì. Mấy cái dầu xoa nóng ngực của Nhật hay Babix Inhalat tác dụng nó cũng chỉ giống hệt dầu chàm nhà mình, chẳng qua nặng hơn 1 chút thôi.

3. SỔ MŨI, NGHẸT MŨI
a/ Uống thuốc, theo dõi ở nhà:
- Nước mũi trong, lỏng
- Ko có gì đặc biệt ngoài sổ mũi, nghẹt mũi.
- Tối ngủ được
- Khỏe, ăn uống tốt
b/ Đi bác sĩ ngay:
- Nước mũi xanh vàng, nhớt sệt
- Sốt kèm theo
- Khó chịu, đêm khóc quấy ko ngủ được
- Bỏ ăn, ko ăn được

--> cái này mình đã chia sẻ với các mẹ ở trên rồi. Phải công nhận cái phương pháp xông mũi bằng cảm xuyên hương cực kỳ hiệu quả, mình kiên trì thức đêm xông cho con thấy qua 1 đêm mọi thứ đã khác hẳn rồi. Dĩ nhiên là nên xông lúc bé ngủ chứ bé thức thì nó chả chịu ngồi yên cho mà xông đâu.

4. ĐAU BỤNG
a/ Uống thuốc, theo dõi ở nhà:
- Ko có tiêu chảy, ói mửa
- Phân mềm lỏng hơn 1 chút, nhưng vẫn đi bt như mọi lần
- Màu sắc, mùi phân ko lạ
- Ko sốt
- Khỏe, ăn uống bt
b/ Đi bác sĩ ngay:
- Tiêu chảy, ói mửa
- Sốt kèm theo
- Mệt mỏi, quấy khóc
- Bỏ ăn, ăn ko nhiều
- Táo bón, trên 5 ngày ko đi ị được
- Phân có màu đỏ đen trắng, mùi rất thối, lạ so với bt.

--> về vấn đề này mình có 2 trường hợp đặc biệt cho các mẹ: 1 là bé sẽ bị đi tướt hay còn gọi là đi ngoài (phân lỏng, đi nhiều lần trong cùng 1 ngày) khi bé mọc răng, ko cần phải thuốc thang gì cả, có thể điều chỉnh bằng enterogemina nhưng ko cần thiết lắm vì qua giai đoạn này khoảng 1 tuần sau là mọi thứ lại trở về trạng thái bt. 2 là khi bé bị sổ mũi, đờm nhớt xuống họng, qua dạ dày và tiêu hóa xuống phân làm cho output của bé bị lỏng hơn bt. Ko sao cả, hết ốm, hết sổ mũi là hết đi ngoài ngay thôi :)

5. VẤN ĐỀ VỀ DA:
a/ Uống, hay bôi thuốc, theo dõi ở nhà:
- Biết rõ nguyên nhân
- Ko hóa mủ
- Ngứa, hăm, sẩy ... bt
- Ko đau
b/ Đi bác sĩ ngay:
- Ko rõ nguyên nhân
- hóa mủ, ghẻ, nhọt...
- Sốt kèm theo
- Ngứa, hăm, sẩy ... lan rộng nhiều
- Đau, rát
- Bị ong chích.


Trên đây là 1 vài thông tin chia sẻ với các mẹ. Hi vọng các mẹ sẽ học thêm được nhiều điều bổ ích để cùng chăm sóc các con khỏe mạnh bước qua mùa đông giá rét sắp tới này.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

The first year of my son

Năm đầu tiên của bạn Chum :)

* Tên tôi là: Thái Nhật Pháp
* Tôi sinh ngày: 05/01/2011
* Tại: khoa D4 - bệnh viện phụ sản Hà Nội
* Vào lúc: 10h sáng
* Tên gọi ở nhà của tôi là: bé Chum
* Mẹ sinh tôi ra là: Vũ Hồng Hạnh
* Tôi nặng: 3.0 kg
* và dài: 50cm
* Đôi mắt tôi thì: rất giống mẹ, có 2 mí nhưng mắt bé hơn so với khuôn mặt và mắt nổ mắt xịt :D
* Tóc của tôi thì: rất mỏng và thưa thớt, có màu hung. Ngoài 6 tháng mới tóc mới dày hơn và đen hơn chút xíu.
* Tên tôi được đặt bởi: bố Thái Khánh Phú
* Ý nghĩa của cái tên: họ Thái là họ của bố, tên đệm Nhật vì thai nghén tôi khi bố mẹ đang ở bên Nhật, và Pháp vì cả họ nội đàn ông có tên đều bắt đầu bằng chữ Ph, đến đời tôi thì chỉ còn lại chữ Pháp và Phiên. Bố mẹ chọn Pháp cái tên đó hay hơn, 2 là họ cũng đã từng mơ ước được đi honeymoon ở Pháp. Họ hi vọng sau này tôi cũng sẽ được đi thật nhiều nơi trên thế giới giống như cái tên United Nations của tôi vậy.

* Hết tháng đầu tiên, tôi nặng 5kg và dài thêm được 2cm.
* Hết tháng thứ hai, tôi nặng 6kg và dài 54cm. Nói chung là bố mẹ và ông bà hơi buồn vì sự phát triển chiều cao của tôi chậm hơn nhiều so với các bạn cùng lứa, mẹ tôi lo lắng tôi sẽ lùn như 2 ông nội, ngoại.
* Hết tháng thứ 3 tôi nặng 7kg và dài 60cm. Tôi đã hóng hớt rất tốt và thích nằm trong cũi chơi đồ chơi treo cũi 4 con gấu của bố gà béo mua cho,
* Hết tháng thứ 4 tôi nặng 8kg và dài 61.5cm. Tôi vẫn chưa tự lẫy được vì ục ịch quá! :D
* Hết tháng thứ 5 tôi ko tăng được lạng nào nhưng đã lẫy được rồi.
* Hết tháng thứ 6 tôi vẫn thế, bị cảm cúm nhẹ 1 đợt ho và sổ mũi do lây mẹ nên mọi ng cũng quên ko cân đo đong đếm tôi nữa. Tôi loi ngoi tập bò trông rất buồn cười vì chỉ nâng được mỗi đầu, ngực và chân. Còn bụng và mông thì ko nhúc nhích được :D
* Hết tháng thứ 7 tôi nặng 9kg và dài 68cm. Tôi lại bị cảm cúm lần 2 nhưng lần này nặng hơn lần trước, phải gần 2 tuần tôi mới khỏi. Suốt 4 đêm đầu tiên sau khi đi chơi ở nhà ông bà nội về dính tí mưa, tôi ho và khóc quấy nhiều khiến bố mẹ mất ngủ cả đêm, ở nhà bà ngoại 2 đêm thì 2 hôm đó đi làm bà đều ngủ gật nên bố mẹ lại cho tôi về Linh Đàm. Mẹ tôi gọi bác sĩ đến nhà khám thì biết tôi bị sốt nhẹ 37.4 độ và có dấu hiệu viêm tiểu phế quản. Những ngày tiếp theo đó tôi ăn rất ít, có nhiều hôm bị nôn trớ phải thay quần áo nhiều lần trong ngày. Trông tôi rất đáng thương vì bé bỏng và ho nhiều. Sau buổi sáng tôi phun hết thuốc và sữa 2 lần ( 1 lần vào ng bố và 1 lần vào ng mẹ ) thì mẹ quyết định dừng ko cho tôi uống thuốc nữa. Hôm sau tôi khỏi dần và mẹ bớt lo lắng hơn.
* Hết tháng thứ 8...
* Hết tháng thứ 9...
* Hết tháng thứ 10...
* Hết tháng thứ 11...
* Hết tháng thứ 12...

THỨC ĂN
* Ăn dặm đầu tiên: mẹ cho tôi ăn dặm kiểu Nhật vì tin tưởng vào phương pháp khoa học này, mẹ nấu cháo trắng và xay nhuyễn bằng máy xay tay, sau đó cho tôi húp cháo. Ban đầu hơi khó ăn 1 chút nhưng dần dần tôi đã ăn được nhiều hơn, ăn các món đa dạng hơn nhưng duy chỉ có nước canh là tôi ko thích.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

ADKN - bạn Chum sắp tròn 6 tháng


01/07/2011:

Mẹ Chum bị cảm cúm 1 tuần, hắt hơi sổ mũi và ho ròng rã đúng lúc học hành đang đến hồi gay cấn, thi cử ngập đầu, bài vở lung bung hết cả. Cô Ann thì khó tính và khắt khe trong chuyện học hành, đòi hỏi cao nữa. Mẹ vừa ốm vừa chật vật với cái môn DPP này mà thấy sợ hãi.
Tối thứ 6 thi, cả essay và MCQ, essay thì có outline rồi nhưng trời ơi sao mà dài dữ dội vậy, cover hầu hết các chapter lớn trong textbook rồi còn gì. Time đâu mà học thuộc lòng bây giờ khi đầu óc cứ chao đảo. Tối thi mà chiều con trai bắt đầu bị sổ mũi giống mẹ. 1 buổi chiều hút mũi 2 lần mà lần nào cũng nhiều đàm nhớt. Thương con đến thắt cả ruột, chả có tâm trí đâu mà học hành. Cứ 1 lúc lại xem mũi dãi ra làm sao, lau mũi, hút mũi rồi cho uống siro ho Prospan. Trong lòng thấy buồn ghê gớm, chỉ tại mẹ ko tránh xa con nên giờ con bị lây nhiễm. Tội nghiệp thằng bé vẫn hồn nhiên vui chơi trong khi mũi dãi chảy dầm dề. Mỗi lần vật ra hút mũi cu cậu khóc gớm lắm, nhưng hút sạch sẽ xong khô thoáng mũi thì lại biết là mẹ đang làm cho mình dễ thở hơn nên cậu lại ko khóc nữa. Mẹ thương cu Chum của mẹ lắm í :(

2 hôm nay mẹ bắt đầu mixed các món ăn cho Chum được măm ngon hơn. Mẹ chụp hình và post lên để sau này mẹ nào cần thì follow theo. Cách làm thì dễ, chỉ có mất time ngồi nghiền nhuyễn, mài nát rồi rây lọc thôi. Món nào cũng cần ninh nhừ đảm bảo con có thể nhai nuốt được.

Nhìn Chum ngồi vào bàn ăn, đeo yếm ngoan ko này:
Bố gà béo xúc cho con ăn cũng khéo lắm nhé! :) còn giỏi hơn cả mẹ khoản này í, mẹ chỉ giỏi chế biến thôi :D
Và ăn xong 1 bữa thì nhoe nhoét mồm mép thế này :D

Sau đây là menu ăn tháng này của Chum, mẹ post 1 vài cái lên demo thôi nhé! Các mẹ khác có thể mixed các món sao cho phù hợp :)

Bữa ăn của ngày hôm nay: khoai nghiền trộn sữa phủ cà chua nghiền, rau chân vịt và rau cải ngọt nghiền, canh bắp cải lẫn cà rốt, táo loãng tráng miệng.Bữa ăn của ngày hôm qua: khoai tây nghiền sữa, chuối trộn lẫn đậu phụ nghiền (món này ăn rất mát và bổ), canh bắp cải + konbu, táo nghiền nhuyễn tráng miệng.

Và các bữa ăn khác:
Thực đơn 1: cháo trắng + rau chân vịt + canh dashi (rong biển konbu và cá bào katsuo - sẽ đề cập ở phần dưới cùng) + canh súp lơ + tráng miệng váng sữa hoặc sữa chua. Các mẹ nên cho con ăn váng sữa Nestle hàng nhập vì nó hơi ngọt chứ ko bị ngọt đậm như Nestle Việt Nam. Tóm lại là thử trước khi cho con ăn. Thời kỳ này thì nên ăn nhạt thôi.

Thực đơn 2: cháo trắng + bí đỏ nghiền + canh dashi + nước luộc bí đỏ.
Thực đơn 3: cháo bánh mì (ruột bánh mì ninh nhừ rồi nghiền và trộn lẫn với sữa mẹ hoặc sữa bột), rau chân vịt - cải ngọt, canh dashi, chuối nghiền tráng miệng.
Thực đơn 4: phong phú và cho con thử được nhiều món để xem con thích ăn loại nào: cháo trắng, cà rốt, bí xanh, cà rốt + củ cải lẫn và rieng, tráng miệng váng sữa.

Đấy, tạm thời là như thế. Tình hình ăn uống của Chum rất tốt. Giờ bé đã có thể ăn 30-50ml tinh bột, 20-30ml rau, 30ml nước canh và tráng miệng thì lúc nào cũng ở trạng thái thòm thèm đòi ăn tiếp. Hoa quả nghiền và trà hoa quả, sữa chua, váng sữa đều là sở thích của Chum Chum.

Công thức để chế biến canh dashi giàu canxi và rất bổ cho bé dưới 1 tuổi, bọn Nhật toàn dùng nước dashi cho con ăn thay vì như ở Việt Nam là các cụ ninh nước xương hầm cho bé ăn. Tủy xương ống rất khó tiêu nên các mẹ đừng tham lam nhiều đạm mà cho con ăn vội ko lại bị đầy bụng và các chứng bệnh đường ruột khác.

Hình cá bào Hana Katsuo và rong biển Konbu mình mua được ở siêu thị Unimart đây:


Các mẹ mỗi lần nấu canh, nước sôi thì thả vào mỗi thứ 1 nhúm là có nước canh dashi thơm ngon cho bé vừa tập ăn canh, vừa có nhiều canxi giúp xương cứng chắc.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Tình hình ăn dặm tháng 5+6 của Chum






Hôm nay đã là ngày thứ 10 bạn Chum tập ăn dặm, tình hình nói chung cũng bình thường, so với yêu cầu trong cuốn tập ăn dặm kiểu Nhật thì bạn Chum ăn được nhiều hơn dự kiến. Tuy nhiên, càng ngày mẹ bạn càng nhận ra rằng bạn ko thích nước canh, tất tần tật các thể loại nước canh bạn chỉ nhấm nháp qua loa, còn lại với bột và cháo thì bạn ăn ko biết ngán, đặc biệt là món cháo trắng nguyên chất :|

Lịch ăn của bạn thường bắt đầu từ 11h-12h trưa, sau bữa ngủ ngắn cuối cùng của buổi sáng. Bạn đặc biệt ngủ dậy đúng giờ (6 rưỡi sáng), đi chợ, đi dạo tắm nắng với mẹ đến tầm 8h-8 rưỡi là bạn được đặt vào cũi ngủ. Thường cứ tầm 11 rưỡi bạn ngủ dậy là được đặt ngay vào ghế ngồi ngay ngắn với cái yếm quàng trên cổ. Lúc đó bạn vẫn còn đang ngái ngủ, mẹ xúc cho bạn thìa cháo đầu tiên, bạn ăn mà ko phản ứng gì cho đến khi bạn tỉnh ngủ hẳn thì bạn đòi chơi, và đồ chơi duy nhất của bạn trong bữa ăn thường là chiếc thìa (lúc đang ăn) hoặc bình nước hoa quả sau khi đã no nê các món.
Mẹ vẫn giữ nguyên tắc chung "tôn trọng sở thích của bạn", giúp bạn ăn và cảm nhận món ăn ngon, à ơi khen bạn mỗi lần bạn nuốt ngon lành 1 thìa nào đó. Mẹ bạn tuyệt đối ko ép bạn và ko làm bạn nhìn thấy thức ăn là sợ. Nếu bạn khóc, mẹ bạn sẵn sàng cho bạn dừng lại, uống nước hoa quả (món yêu thích của bạn) và bữa đó coi như bỏ đi. Nếu nuôi con theo kiểu các cụ ngày xưa, thường thì đứa trẻ bị nhồi nhét, ép phải ăn nên chúng hay ngậm lâu trong miệng, ăn xong lại nôn trớ hay vừa ăn vừa khóc nhìn rất thương. Mẹ Aichan nói đúng, nên tôn trọng sở thích của bé và làm cho bé hứng thú với chuyện ăn uống bằng cách cho bé ăn khi bé muốn với những món ăn đa dạng mùi vị và màu sắc.
Trẻ con cũng như người lớn, đói là đòi ăn ngay, ko nên ép nếu chúng ko muốn. Giống như người lớn, liệu có ai cảm thấy thoải mái khi đang buồn ngủ, đang mệt, đang chán mà bị ép ăn ko?
Từ đó suy ra nếu bé bỏ 1 bữa, bữa sau bé sẽ rất nhanh đói, và thậm chí ăn nhiều gấp đôi, gấp 3 bình thường. Việc bú bình của bé cũng vậy. Các mẹ cứ kêu than con mình ko ăn bình, chê bình này nọ. Thực ra nếu cứ đưa bình vào mà nó ko chịu ti, các mẹ tuyệt đối ko cho ti ngay lúc đó thì lần sau hoặc lần sau nữa nó đói, tự khắc nó phải mút ngay. Chính vì các mẹ các bà cứ thương con, chiều con, lo sợ con đói nên tâm lý đó làm đứa trẻ hư hỏng trong vấn đề ăn uống phần nào.
Mẹ cháu ngày xưa cũng vậy, 2 bà cùng thi nhau bón cháo bón bột cho ăn, mỗi bữa ăn kéo dài đến cả tiếng đồng hồ vì mẹ cháu ngày xưa lười ăn khủng khiếp lắm! 1 miếng cơm ngậm nửa tiếng vừa xem tivi vừa ăn là chuyện bình thường, thế nên mẹ cháu nghiện món canh, đặc biệt là canh rau muống vì cho nước vào là dễ nuốt cơm. Chưa kể bao nhiêu phi vụ bà ngoại nhồi nhét ăn trứng gà, mẹ cháu đem giấu đi và bỏ đi hết rồi bị phát hiện ra. Trước 18t, ăn uống đối với mẹ cháu là 1 cực hình, may mà sau đó mọi thứ thay đổi do môi trường sống, giờ thì cái gì mẹ cháu cũng ăn được. Vậy nên đến lượt dạy cháu ăn uống, mẹ cháu quyết tâm cho con ăn dặm đến nơi đến chốn để 12-18 tháng bé cứng cáp, mẹ cháu có thể yên tâm gửi trẻ để đi làm.
Trở lại với việc ăn dặm của Chum, bạn ấy ngồi ăn trên ghế ban đầu có vẻ khó chịu lắm! Nhưng dần dần khi mẹ đã kiên nhẫn dỗ dành bạn ấy thì có đôi khi, mẹ cảm thấy vui vì bạn hứng thú với 1 món nào đó mẹ làm. Trong lúc ăn, bạn ngồi nhìn mẹ hoặc ngắm nghía cái thìa, ko tivi, ko vừa ăn vừa chơi :) điều đó làm mẹ hài lòng và có vẻ như bạn đã dần dần quen với nếp ăn trưa này rồi.

Thực đơn 10 ngày qua của bạn ấy như sau:
  1. Ngày 1: 7.5ml cháo trắng nghiền nhuyễn, rây qua lưới + 30ml nước canh su hào & cà rốt luộc + 5g hoa quả nghiền (táo đào dứa)
  2. Ngày 2: 15ml cháo trắng + 10ml nước canh củ cải + 35ml nước hoa quả
  3. Ngày 3: 20ml cháo trắng + 5ml nước canh củ cải + 30ml nước táo. Bữa xế chiều: bánh gạo wakodo + hoa quả nghiền (khoai môn)
  4. Ngày 4: 15ml cháo trắng + 5ml nước đậu đỗ luộc lẫn củ cải + 35ml nước cam pha loãng 1:1
  5. Ngày 5: 20ml cháo trắng + 10ml bột đặc rau chân vịt & rau cải ngọt + 10ml nước canh cải mơ + 30ml nước hoa quả
  6. Ngày 6: 25ml cháo trắng + 20ml bột đặc cà rốt & cà chua + 10ml nước canh rau muống + 35ml nước hoa quả
  7. Ngày 7: 15ml cháo trắng + 10ml bột đặc cá thân trắng & rau + 40ml nước canh bí luộc + 30ml nước hoa quả (đáng lẽ ra là 25ml cháo nhưng mẹ làm đổ mất 1 ít, còn bột thì quá đặc nên bạn ko nuốt được)
  8. Ngày 8: 20ml cháo trắng + 10ml bột rau cải ngọt & rau chân vịt + 10ml nước canh rau dền + 30ml nước hoa quả
  9. Ngày 9: 20ml bột loãng cà rốt & cà chua + 15ml bột đặc cá thân trắng & rau + 30ml nước hoa quả + vài thìa sữa chua táo
  10. Ngày 10: 20ml cháo trắng + 10ml cà rốt nghiền (hơi bị đặc nên output của bạn toàn là cà rốt) + 5ml cà rốt trộn củ cải (quá lợn cợn nên bạn ko nuốt được) + 10ml nước luộc bí xanh + ăn thử 2 muỗng nhỏ bí nghiền nhuyễn + 10ml váng sữa caramen (nhạt nên bạn chén ngon lành). Chiều 3h ngủ dậy: 40ml trà hoa quả Meiji.
Tóm lại thì bạn ăn vẫn tiến triển đều đều, hôm ít cái nọ hôm nhiều cái kia. Mẹ cũng cứ lọ mọ đi chợ mua đồ về cho bạn ăn thôi chứ cũng ko kỳ vọng bạn sẽ ăn nhiều. Nhìn con cái nhà người khác tầm tháng tuổi cứ ngày 2 bữa bột ngọt chén ngon lành, cũng thấy phân vân lắm nhưng đã quyết tâm theo PP ADKN này rồi thì ko vì lý do gì mà từ bỏ cả. Điều quan trọng là con mình khỏe mạnh, chơi ngoan, ko có cái tính vòi vĩnh, đòi hỏi bố mẹ phải bế ẵm hay làm cái nọ cái kia cho nó. Bạn sẵn sàng nằm cũi chơi với các bạn đồ chơi và ê a với mấy hình họa ngộ nghĩnh các con thú trên cái quây cũi, với bạn điều đó thú vị và chơi được cả tiếng đồng hồ ko biết chán, hơn là bắt bố mẹ phải bế bồng. Thỉnh thoảng rảnh rỗi mẹ cũng hát cho bạn nghe, cho bạn nghe "McDonald had a farm" và 2 mẹ con cùng nhảy tưng tưng, rồi bố cũng cho bạn "bay", cưỡi trên người và ngày nào bạn cũng cười sằng sặc khoái trá. Chỉ cần nghe tiếng cười đùa của bạn khi cười với bố hoặc tiếng bạn "ê a" tâm sự với mấy con thú nhồi bông, thỉnh thoảng hét lên sung sướng, mẹ đang bận làm gì mà thấy bạn vậy cũng vui lắm! Mẹ có thêm động lực để hoàn thành tốt công việc đang làm dù đó là học bài, làm bài, dọn nhà hay nấu bếp :)

Mẹ trót yêu cái sự tỉ mẩn trong bếp núc này rồi. Cuối tuần vừa rồi mẹ làm 19 cốc caramen và 6 cốc sữa chua to bự, được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt nên cứ cuối tuần mẹ lại làm thạch, caramen và sữa chua cho tất cả mọi người cùng măm. Mẹ hi vọng mẹ sẽ làm được nhiều món khác như váng sữa, kem... để sau này bạn được ăn những món tự tay mẹ làm mà ko phải ra tiệm mua nữa :)

1 số hình ảnh demo cho công cuộc ăn dặm mở đầu của bạn:
Chăm chú mút cái bình nước hoa quả, mút lấy mút để ngay cả khi đã mút hết vẫn cứ nhai cái ti giả đó cho thỏa mãn sung sướng vì cái bình nhỏ cầm vừa tay.
Dụng cụ để nghiền cà rốt và củ cải - cà rốt nhuyễn hơn, củ cải vẫn bị lợn cợn ăn rất là khó chịu.

Sản phẩm cà rốt nghiền nhuyễn được cho vào "bát ăn" của bạn :)
Bí xanh cũng ninh nhừ lấy nước ăn, còn bí thì nghiền nhuyễn cho bạn tập ăn rau nghiền.
Sản phẩm sau khi đã ra lò được đóng hộp và bỏ tủ lạnh ngăn mát đợi bạn ngủ dậy là măm măm.

Đến giờ măm rồi, hôm nay ngày thứ 10 mẹ cho bạn ăn cháo trắng (để trong bát), củ cải trộn lẫn cà rốt nghiền, củ cải và cà rốt nghiền để riêng, bí nghiền, canh bí, canh cà rốt + củ cải, váng sữa caramen. Bữa ăn của bạn rất phong phú về màu sắc mặc dù hơi đạm bạc :D thìa Pigeon để xúc cháo từng miếng nhỏ cho bạn, thìa Combi thì xúc nước canh cho bạn đỡ nghẹn, dễ nuốt. Còn thìa Pooh to đoành kia thì để cho bạn nghịch là chính :D

Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng

1.Súp cà rốt và củ cải (bổ sung vitamin)

Nguyên liệu:
Cà rốt 10gr
Củ cải 10gr
Cách làm:
Cà rốt và củ cải gọt vỏ,rửa sạch.Sau đó ninh kĩ cho đến khi mềm.Vớt ra,dầm nát sau đó đổ nước rau đã ninh vào quấy đều.(lượng nước rau tuỳ)

2.Khoai tây nghiền nước sốt cà chua (bổ xung năng lượng và vitamin)

Nguyên liệu:
Khoai tây 15gr
Cà chua 10gr
Sữa bột pha rồi 50cc
Cách làm:
a.Ninh kĩ khoai tây,xong sau đó cho vào lưới nghiền nát.
b.Trộn lẫn sữa bột đã pha.
c.Cà chua gọt vỏ bỏ hạt ninh kĩ,xong sau đó nghiền nát.Rưới lên trên

3.Cà chua nghiền(bổ sung Vitamin và chất khoáng)

Nguyên liệu:
Cà chua 15gr
Cách làm:
xong
àCà chua gọt vỏ,bỏ hạt,băm thật nhỏ.Cho vào ninh kĩ--

4.Súp rau chân vịt và khoai tây (bổ sung chất sắt)

Nguyên liệu:
Khoai tây 15gr
Rau chân vịt ( lấy phần lá) 5gr
Cách làm:
Rau chân vịt luộc cho mềm rồi cho vào lưới nghiền và lọc qua.
Khoai tây cắt nhỏ cho vào ninh cho đến khi mềm,nghiền nát và trộn chung với rau chân vịt

5.Súp sữa rau cải Đà Lạt (bổ sung Vitamin mà khoáng chất)

Nguyên liệu:
Rau cải Đà Lạt 15gr(lấy chỗ mềm)
Sữa bột 1 thìa to
Cách làm:
Rau cải luộc mềm xong thái nhỏ.Cho vào nồi 100cc nước,sau đó cho rải cải đã luộc và băm nhỏ vào ninh(ninh nhỏ lửa).Ninh khoảng 5-7 phút,sau đó cho sữa bột vào quấy đều.

6.Rau cải trộn sữa chua (bổ sung can xi,trong rau cải cũng chứa rất nhiều canxi)

Nguyên liệu:
Rau cải(lấy phần lá) 15gr
Sữa chua không đường 1 thìa to
Cách làm:
Luộc rau cải lên và nghiền nát lọc qua lưới.Sau đó trộn với sữa chua

7.Táo ninh (bổ sung năng lượng,đường,dễ ăn,phòng các bệnh về tiêu chảy và cảm cúm)

Cách làm: Táo 1/4 quả gọt vỏ xong cho vào mài.Sau đó cho nước ấm vào làm loãng ra.Rồi cho lên bếp đun cho đến khi sôi thì bắc ra

8.Chuối trộn với đậu phụ (món này ngon lắm ạ,em cũng rất thích ăn) (bổ sung năng lượng,đường)

Nguyên liệu
Chuối 5gr
Đậu phụ 15gr
Cách làm:
Cho đậu phụ vào luộc.Sau đó nghiền nhuyễn đậu phụ và chuối.Xong sau đó trộn đều lên.

1. Đậu phụ sốt cà chua
Đậu phụ 1 miếng mỗi cạnh 3cm. Luộc lên và để nguội. Xong sau đó dầm nát.Cà chua nhỏ dùng làm salad 2 quả. Cà chua bỏ hột, bỏ vỏ. Dầm nát, và cho vào đun qua. Xong sau đó trộn với đậu phụ

2. Cháo bí đỏ
100ml cháo. Bí đỏ nghiền nát xong sau đó lấy 1 thìa to trộn đều với 1 thìa to sủp rau. Sau đó trộn đều với cháo.

3. Ớt ngọt 3 màu trộn với sữa chua không đường
Ớt ngọt 3 màu: Đỏ,xanhvà vàng mỗi thứ 1 ít. Luộc chin xong sau đó nghiền nát lấy 1 thìa to,trộn với 1 thìa to của Sữa chua không đường

4. Cà tím trộn dâu tây
Cà tím loại vừa 1/3 quả. Bỏ vỏ cắt thành từng miếng nhỏ khoảng 1 cm. Rửa sạch, để ráo nước.Sau đó bịt chặt cho vào lò vi song quay khoảng 1 nghiền nát
àphút---
Dâu tây 1 quả,nghiền nát sau đó trộn đều với cà tím

5. Soybean trộn sữa chua(Soybean tươi )
Soybean luộc kĩ,nghiền nát lấy 1 thìa to,trộn đều với súp rau. Sau đó trộn với 1 thìa sữa chua không đường

6. Dưa chuột trộn chuối
Dưa chuột 1/5 quả. Bỏ vỏ,mài nát. 1/4 quả chuối nghiền nát,trộn với 1-2 giọt chanh.Sau đó trộn đều với dưa chuột

7. Cháo bánh mì đậu bắp
1/4 miếng bánh mì vuông. Bỏ vỏ,sau đó bẻ vụn. Sau đó đun với 50ml sữa bột. Đậu bắp 1/2 quả, bỏ hột luộc mềm, để ráo nước. Sau đó nghiền nát và trộn đều với sữa bánh mì.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Ăn dặm kiểu Nhật (Phần 1): ĐỒ DÙNG CẦN CHUẨN BỊ

Chum bắt đầu ăn dặm khi được tròn 5 tháng tuổi, mẹ Deb rất vui và hào hứng với công cuộc ăn dặm này nên đã đọc tài liệu rất kỹ, ngâm cứu, ship đồ chế biến từ rất sớm, lọ mọ gọi bố gà béo ra rửa trước mất cả 1 buổi tối với 1 cái chậu to và 1 cái rổ to để úp đồ. Toàn bằng nhựa và đồ xinh xắn dễ thương nhưng có vẻ như cuốn hút mẹ hơn cả con :D
Quyết tâm theo đuổi phương pháp ADKN của mẹ Aichan truyền đạt lại, mặc dù trình độ nấu nướng chỉ đạt level 3/10 nhưng mẹ cháu cũng nhờ ở nhà trông con, ko thuê giúp việc mà chăm chỉ vào bếp hơn, tay nghề nấu nướng nhờ đó mà khá khẩm hơn. Được cái mẹ cháu khoái mấy cái trò tỉ mẩn này, lại khoái sáng tạo nữa nên có lẽ là trong tương lai ko xa, mẹ cháu sẽ cho cháu càng nhớn càng ăn được nhiều món, đa dạng về cả mùi vị lẫn hình thức.
Hôm nay là ngày thứ 10 mẹ Chum cho Chum ăn dặm, chẳng biết nói thế nào, mẹ cháu đã có thói quen sáng ra dậy sớm đi chợ, lọ mọ trong bếp chế biến đồ ăn cho con - có khi còn cầu kỳ hơn cả bố mẹ ăn nữa. Nguyên tắc của mẹ cháu trong bất kể việc ăn, chơi của con đều là "tôn trọng sở thích của con", riêng ngủ thì cháu được rèn luyện bài bản rồi nên mẹ cháu ko đả động gì đến khoản này.
Quay lại với vấn đề ăn dặm của Chum, Chum bắt đầu ăn dặm khi tròn 5 tháng tuổi. Ban đầu cũng giống như mẹ Aichan, Chum ăn chủ yếu là cháo trắng nghiền nhuyễn, rây lọc hoặc đa phần là sau khi nấu cháo xong, mẹ Chum cắm thẳng máy xay cầm tay Braun vào cốc nấu cháo, nhấn vài lần xay là có cháo loãng vừa phải cho Chum măm măm rồi. Cháo thơm mùi gạo và hơi ngọt nên ko khó ăn với Chum, bù lại Chum rất dễ tính khi được ăn thứ "giống nước cơm hơi sền sệt" này.
---------------------------------------------------------------------------

Chuẩn bị đồ chế biến ăn dặm cho Chum:
1. Bộ chế biến ăn dặm Pigeon

Có nhiều bộ chế biến ăn dặm khác nhau các mẹ có thể mua về dùng như bộ của Akachan, Combi (2 loại này đắt tiền và nhiều đồ lặt vặt hơn), hay nhiều nhãn hiệu khác “đỡ tốn kém hơn” như set Pigeon này chẳng hạn, tùy vào sở thích và túi tiền của mình để các mẹ chọn lựa mua đồ chế biến cho con.

Ban đầu mẹ Chum mua về để vắt nước cam cho bố mẹ uống hàng ngày, về sau đến lúc chế biến ăn dặm mới thấy tiện dụng, có bàn mài, rây lọc thức ăn, chày… Cái gì dùng cũng thích, hiện tại Chum đang ăn dặm ở bước 1 (tháng 5+6) nên mẹ Chum mới chỉ sử dụng đến chày và bát để nghiền nhuyễn cháo hoặc thức ăn, rây lọc nếu cần thiết thôi.

Phải thừa nhận là đồ làm bằng nhựa nhưng chất lượng sờ khác hẳn đồ nhựa ở Việt Nam mình vẫn hay dùng, hay thậm chí cả đồ nhựa Muchkin hay Canpol mẹ Chum mua về cũng ko cảm thấy “chất lượng” bằng. Mẹ Chum hài lòng nhất với cái bát ăn dặm, cầm rất chắc chắn và nhựa cứng, cảm giác độ bền sẽ còn rất lâu dài.

Mẹ nào cho con ăn dặm kiểu Nhật cũng cần phải có set chế biến này, mẹ Chum thì cầu kỳ hơn 1 chút, chịu khó lượn lờ hàng đồng giá 100 Yen của Nhật để mua thêm các loại bàn mài với lỗ mài khác nhau và đủ thứ linh tinh đồ nghề làm bếp để chế biến đồ ăn cho ko chỉ Chum mà cả gia đình nữa.
2. Cốc nấu cháo Pigeon

Cũng như set chế biến ăn dặm, cốc nấu cháo cũng có nhiều loại như Richell, Akachan…size của cốc nấu cháo cũng đa dạng, 150ml-200ml-300ml tùy theo nhu cầu sử dụng của 2 mẹ con. Nhà mình được mẹ Aichan tư vấn cho loại này, giá cả vừa phải, phù hợp với bé ăn 5-6 tháng. Tạm thời mình thấy mỗi lần nấu 2 thìa gạt ngang (mình cực kết cái thìa 5ml này vì nó đong được nhiều thứ, ko có nó là khổ lắm!), với cháo nấu tỉ lệ 1:10 cho bé 5-6 tháng, số lượng cháo sau khi ra sản phẩm có thể vừa cho bé ăn luôn (20ml), vừa để đông lạnh được 3-4 hộp 20ml nữa. Mỗi ngày bé chỉ ăn 1 lần buổi trưa, mẹ chỉ việc cho hộp trữ đông vào lò vi sóng quay 30-60s là có cháo nóng hổi chất lượng nguyên xi ban đầu cho bé ăn rồi. Mỗi lần nấu cháo thì cho vào giữa nồi cơm điện để 1 tiếng đồng hồ, nhấc cốc ra, cắm thẳng máy xay Braun vài bấm vài lần là có cháo loãng hoặc hơi đặc tùy độ thô mẹ cảm nhận bé có thể ăn được. Nếu ko phải nồi cơm điện của Nhật thì 1 số nồi khác như Toshiba, Panasonic… thường chỉ nấu trong 30-45’, các mẹ cứ đánh cơm cho gđ ăn bt, còn cốc nấu cháo cứ kệ nó để tròn 1 tiếng hẵng bỏ ra. Nếu ko có máy xay các mẹ có thể dùng bát và chày (hoặc thìa 5ml trong cốc nấu cháo) để nghiền nhuyễn cháo, sau đó tiếp tục lọc qua rây lọc (cả cốc nấu cháo và set ăn dặm đều có rây lọc) để ra được sản phẩm cuối cùng là cháo hơi đặc 1 chút. Các mẹ chỉ cần dùng thìa quấy cháo vài lần cháo sẽ bông lên và dễ ăn hơn. Nếu ban đầu cháo quá đặc mà bé chưa ăn được thì thêm 1 ít nước để pha loãng sao cho độ thô phù hợp với bé bắt đầu tập ăn dặm.

Tuần đầu tiên các mẹ cứ cho ăn cháo trắng thôi để sau này bé có thể ăn cơm được, sang tuần thứ 2 có thể dùng nước luộc rau củ quả để nấu cháo cho bé (1 số loại ngọt nước như carot, bắp cải, bí xanh…). Tóm lại thức ăn đa dạng thì bé sẽ có cơ hội được thử nhiều món hơn, thực đơn đừng để nhàm chán ko bé lại chán ăn J
3. Bộ trữ đông


Cái này mình cũng đặt mua của mẹ Aichan, 1 bộ gồm 8 hộp 100ml có chia vạch 50ml trên từng hộp. Có lẽ vì nhựa tốt và dùng được trong lò vi sóng nên giá của nó chả rẻ tí nào. Mình nhớ đâu cũng phải gần 300k/set. Được cái dùng thích ghê gớm, ban đầu con ăn ít thì dùng cái này làm bát ăn cũng được, khay ăn nhiều hộp màu sắc cũng khiến bé hứng thú hơn, để trữ đông thì tiện vô cùng. Các mẹ nào bận đi làm thì t7 hoặc CN mất công 1 lần chế biến rồi trữ đông toàn bộ, các buổi trưa về nhà chỉ việc hâm lại thức ăn mất vài phút là có thể cho bé ăn luôn được rồi.
4. Bình uống nước hoa quả Pigeon.

Con trai mình nghiện món nước hoa quả và có lẽ vì thế nó nghiện luôn cái bình này. Nó rất bé, chỉ chứa được khoảng 50ml nước quả thôi nhưng vừa tay cầm nên Chum nhà mình toàn 2 tay bê bình mút cật lực, sau đó nhai ti và nghịch bình 1 cách ngoan ngoãn trên ghế ăn để bố mẹ còn ăn cơm. Cái này mình được mẹ Múp giới thiệu, ko uổng công mua, con trai ngày nào cũng tu sạch 30-40ml nước quả nhanh gọn trong chớp mắt với vẻ mặt rất chi là hào hứng. Thậm chí có hôm giơ bình ra trước mặt mà ko cho nó mút nhanh nó lăn ra khóc.

5. Máy xay cầm tay Braun

Để phục vụ công cuộc ăn dặm của Chum, nhà nội cháu ủng hộ 1 cái máy xay sinh tố, nhà ngoại cháu ủng hộ 1 cái máy ép rau củ quả, nhưng tóm lại là cả 2 cái đều ko dùng để xay cháo được. Và mẹ cháu “cắn răng” đầu tư 1 em Braun công suất 600w đầu inox, dùng đã ko chịu được. Bây giờ mẹ cháu có hứng thú làm bánh nên mua thêm đầu đánh trứng inox nữa, rất tuyệt.

Máy xay cầm tay có thể dùng để xay cháo, thịt, rau, củ quả … các mẹ hoàn toàn có thể ninh nhừ và nghiền nhuyễn bằng chày+bát trong set chế biến nhưng nó mất thời gian hơn, tỉ mẩn hơn. Bình thường mẹ cháu vẫn dùng phương pháp cổ truyền là ninh nhừ và nghiền nhuyễn bằng tay, nhưng đi đâu chơi hoặc hôm nào bận rộn, mệt mỏi, cái máy xay cầm tay này tiện dụng và phát huy công dụng hết năng suất. Nói chung cũng đáng đồng tiền bát gạo để sở hữu em nó :D
6. Set bát đũa thìa cốc gấu Pooh

Trong mấy set của Akachan và Combi thì mẹ cháu kết set này nhất, màu sắc rực rỡ, sáng sủa, nổi bật. Cốc uống nước có tay cầm 2 bên và ống mút kiểu như nhựa dẻo silicon rất mềm và Chum hoàn toàn thích thú việc gặm nhấm cái ống mút này. Bát đựng cơm, đựng nước canh, đĩa đựng đồ ăn… nói chung tất cả đều tiện dụng và bé có thể sử dụng đến tận khi lớn. Tạm thời ở tháng ăn dặm 5-6 này, Chum chỉ nghịch chứ chưa dùng được bất cứ đồ nào. Các mẹ có điều kiện cũng nên đầu tư vì đồ nhựa made in Jp rất bền và lành cho em bé sử dụng.

7. Yếm ăn Carter, yếm ăn có máng, yếm ăn có tay áo

Các mẹ có thể xem hình cả 3 loại yếm ăn ở ĐÂY

5-6 tháng, Chum chỉ sử dụng yếm Carter bình thường nhỏ gọn thôi. Yếm máng và yếm áo chắc phải lớn lớn 1 chút nữa mới vừa. Mấy loại yếm này thì ngon, bổ, rẻ. Các mẹ có điều kiện mua yếm Combi cho bé dùng cũng được, mẹ cháu order mấy nơi ko được, đến lúc mua xong yếm rồi thì lại thấy ngay trên Vincom cũng bán hàng Combi, tiếc thế ko biết.

Dùng yếm vải thì phải giặt hàng ngày vì bé ăn xong là nhoe nhoét bôi bẩn ra ngay. Còn yếm nhựa như Combi thiết kế vừa cho bé 5-6m mà ăn xong lau rửa được ngay. Mỗi tội giá chả rẻ tí nào, 280k/em L trong khi Carter chỉ 35-38k, mấy loại khác cũng chỉ 30-35k là cùng.

8. Ghế ngồi ăn.

GHẾ MASTELA DÀNH CHO BÉ ĐÃ NGỒI CỨNG CÁP

GRACO HIGH CHAIR CHO BÉ NGỒI CHƯA VỮNG (ẢNH DEMO THÔI VÌ HÀNG THẬT CHƯA NHẬN ĐƯỢC)

KO THÌ NGỒI TẠM BẰNG GHẾ NẰM ĂN FP NÀY VẬY

Nhà mình ăn cơm là ngồi bệt xuống đất, ko có thói quen ngồi bàn, trong khi high chair phù hợp cho bé 5-6m chưa ngồi vững lại toàn ghế cao. Mẹ cháu trót mua cái ghế Mastela (ghế Carter cũ), ghế nhựa nhưng chắc chắn và thấp. Cháu ngồi được nhưng thỉnh thoảng gật gù 1 cái là đầu lại đập vào thành nhựa cứng đằng sau và khóc lóc L ăn uống mà vất vả quá nên thôi mẹ cháu lại lọ mọ search trên mạng, may làm sao gặp được mẹ Helena thanh lý high chair Graco, mặc dù mẹ cháu ko khoái kiểu ghế cao này nhưng nó ngả được và lót vải sau lưng nên cháu ăn uống đỡ vất vả hơn. Tạm thời đang chờ em Graco được ship về thì cháu ngồi tạm ghế nằm chơi FP, nó thấp nên mẹ cháu dễ phục vụ cháu hơn, nhưng mà mẹ cháu ko thích lắm vì thói quen của cháu ngồi vào ghế này là chơi với sư tủ + cá sấu chứ ko phải để ăn.

9. ĐỒ ĂN LIỀN : WAKODO

Nhà cháu chuộng Wakodo nên cho dù bọn Nhật có bị phóng xạ thì nhà cháu vẫn dùng. Mẹ cháu tin tưởng vào chất lượng sản phẩm nhập khẩu bởi công ty Hoàng Dương vốn dĩ đã có uy tín tại VN. Mẹ cháu mua sẵn 1 thùng bánh gạo Senbe cho cháu tập nhai và kích thích tuyến nước bọt, bột rau củ quả ăn liền trong trường hợp phải di chuyển hoặc bận rộn ko mang lích kích đồ đi theo được, trà hoa quả nhiều loại của cả Wakodo và Meiji, hoa quả nghiền táo đào dứa hoặc khoai môn trong trường hợp chưa thể nghiền và pha loãng các loại hoa quả trên, tỉ lệ trong tháng t5 là 1 hoa quả : 1 nước, pha nhạt sao cho bé vẫn ăn được cháo trắng.

Sữa chua, váng sữa thời kỳ này cũng phải thật nhạt. Đa phần các mẹ cho con ăn sữa chua ko đường, nhưng mẹ cháu thấy đến mình còn chẳng nuốt được, bắt con ăn thì tội quá nên toàn mua loại cho 6m và pha loãng ra. Các mẹ có thể dùng hàng của Nestle nhập khẩu (đừng mua hàng sx tại VN vì ngọt lắm). Hipp cũng ngọt :| tóm lại ăn nhạt thời kỳ này sẽ tốt cho thận của bé cũng như dễ cho mẹ và bé trong quá trình chuyển biến ăn dặm tiếp theo trong thời kỳ sau.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Chăm sóc và hướng dẫn bé qua từng giai đoạn

0 - 1 tháng tuổi:

- Bạn hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt của bé thể hiện.

- Nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé. Cho bé nghe nhạc.

- Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu bé khi ẵm bé.

- Cho bé thấy những bức tranh, mẫu hình đơn giản có màu sáng và có họa tiết, cách mặt bé khoảng 20-30 cm.

- Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.

- Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé.

2 tháng tuổi:

- Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào trẻ. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.

- Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa một đồ chơi sáng màu trước mặt bé khỏang 10 cm. Nói với bé bạn đang làm gì.

- Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé cho đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. Làm như vậy ở tai bên kia của bé.

- Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngòai mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập một cuộc đi dạo hàng ngày.

- Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.

3 tháng tuổi:

- Khi nói chuyện hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé rất nhiều hơn là khi nhìn nghiêng.

- Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật có màu sáng và hấp dẫn dễ nhìn, nghe hay sờ nhưng phải đủ lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.

- Đưa cho bé một cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để tạo ra âm thanh.

- Khi có thể, bạn bế bé lên một cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.

- Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm, hãy khen và gọi tên bé.

- Đu đưa và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.

Với bé 4 tháng tuổi:

- Đưa cho bé những đồ vật để bé dễ nhìn, nếm ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từ băng, đĩa. Cho bé đồ chơi để cầm nắm.

- Cắt một chíếc vớ màu thành một băng đeo khoảng 2-3 cm và tròng vào cổ tay để bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễ hơn.

- Có thể tắm cho bé lâu hơn để chơi đùa. Té nước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần cho sự phát triển của bé.

- Lấy tay bạn nắm giữ hai chân bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để một cái lục lạc phía trên chân bé để bé chòi đạp nó.

- Khi giỡn với bé, bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng của bạn.

5 tháng tuổi:

- Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó. Ví dụ như một cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo một cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi, bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc những vật treo có thể chuyển động được.

- Đặt vào nôi bé một chiếc gương bằng kim loại không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chọn một cái gương tốt để bé có thể nhìn thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.

- Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.

- Tạo cơ hội cho bé gặp những trẻ khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.

- Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.

6 tháng tuổi:

- Cầm tay bé và cùng vỗ tay với bé khi bạn hát với bé. Hát những bái hát ru bé ưa thích, thay đổi giọng (to, nhỏ, lên xuống), và phát âm từ ngữ rõ ràng.

- Bồng bé vào lòng, mắt bé cách mặt bạn khoảng 20 cm. Bắt chước thể hiện những âm thanh do bé tạo ra.

- Để bé tự ngồi không cần giữ và theo dõi bé. Để nhiều gối xung quanh bé để bé có thể ngã trên đó.

- Để bé nằm sấp và nâng cao chân bé lên 8-10 cm so với mặt sàn. Khuyến khích bé đẩy người lên khỏi sàn bằng hai tay bé.

- Đứng ở một nơi bé có thể thấy bạn và nói với bé rằng bạn đang đi tới bồng bé. Đưa tay bạn ra, khi bé cười, “nói” hay vươn tới bạn, bạn hãy bồng bé lên.

- Tiếp tục những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và yêu thương bé.

7 tháng tuổi:

- Cho bé xem những cuốn tạp chí và sách hình. Mua những loại mà bé có thể vừa cầm vừa xem.

- Chơi trò “ú òa” với bé. Bịt đầu bạn lại với một cái khăn tay hay tấm mền con nít và hỏi: Mẹ đâu hay bố đâu? Lấy khăn ra và đến lượt bạn lấy chiếc khăn che bé để bé trốn. Bồng bé trước gương và hỏi bé: Ai đây? Sau đó chỉ vào hình bé và gọi tên bé.

- Mở nhạc và dìu cho bé nhảy, nói với bé mình đang làm gì.

- Âu yếm bé thường xuyên và nói chuyện nhẹ nhàng với bé.

8 tháng tuổi:

- Tạo những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước làm theo.

- Cho bé nghe những bài nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh và con nít.

- Để bé đứng và tập cho bé nhảy, lắc lư hay đi bộ.

- Bò chung với bé, vỗ tay khen thưởng và hôn bé khi bé đạt kết quả tốt. Nếu bạn có bé lớn hơn, rủ bé lớn chơi với em nhỏ của nó.

- Bỏ đồ chơi trong cái túi lưới và chỉ cho bé cách lấy chúng ra khỏi túi như thế nào và bỏ vô lại.

- Đưa bé cùng đi với bạn đến siêu thị, nơi đi dạo và những nơi đông vui khác. Sự kích thích của những môi trường đa dạng khác nhau rất tốt cho bé.

- Hãy dành thời gian để ôm ấp, vuốt ve, hôn và trò chuyện với bé.

9 tháng tuổi:

- Giấu một đồ chơi vào trong tấm mền và hỏi bé “Đồ chơi ở đâu?” Bé sẽ không kiếm được chúng dễ dàng; khi đó bạn hãy mở tấm mền ra cho bé thấy.

- Cho bé những đồ chơi phát ra tiếng kêu (ví dụ con thú bằng nhựa mềm khi bóp vô kêu chút chít,..) và chỉ cho bé cách làm nó kêu như thế nào. Khen bé mỗi khi bé làm tốt trò chơi.

- Đến giờ tắm, bạn có thể cho một súng bắn nước vào trong bồn, chậu tắm và cầm nó bắn nước nhẹ nhàng vào bé và sau đó để bé bắn lại mình.

- Có chế độ ăn và giờ ngủ thích hợp cho bé.

- Âu yếm và nói chuyện thật nhẹ nhàng với bé, đọc truyện hay là hát cho bé nghe. Gần đến giờ ngủ, bạn nên tránh những trò chơi có tính kích thích bé. Để những đồ chơi quen thuộc trong nôi khi bé ngủ.

- Tiếp tục trò chuyện với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì và gọi tên những đồ vật quen thuộc.

10 tháng tuổi:

- Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh. Chỉ cho bé xem và đọc tên của những vật khác nhau trong đó.

- Cho bé xem một trái banh hay một đồ chơi, giấu nó sau lưng bạn và hỏi “Trái banh ở đâu?”. Khi bé kiếm được, lập lại trò chơi một lần nữa.

- Đưa cho bé một cái hộp và nhiều đồ chơi. Bỏ từ từ từng đồ chơi một vào trong hộp. Giúp bé bỏ đầy đồ chơi vào hộp và đổ ra sau đó. Hãy để bé tự chơi một mình.

- Động viên bé cố tự đứng dậy một mình và bạn hãy cho bé biết bạn vui như thế nào khi bé làm được điều đó.

- Để cho bé cầm ngón tay bạn và tự bước đi.

- Nói chuyện với bé thật nhiều, thường xuyên ôm bé và yêu thương bé.

11 tháng tuổi:

- Đọc to và có biểu lộ cảm xúc cho bé nghe. Kể chuyện cho bé nghe theo những hình trong sách và để cho bé lật sách khi bé đã sẵn sàng.

- Cho bé những đồ chơi để xếp hay những vật có thể xếp khít lại với nhau ví dụ như bộ đồ chơi có thể xếp lồng vào nhau.

- Cho bé những đồ chơi có thể đẩy đi được dù bé chưa thể đi được.

- Cho bé những đồ chơi bắt chuớc theo những vật dụng quen thuộc. Ví dụ như cái đĩa đồ chơi hay cái điện thoại đồ chơi.

- Cho bé nhiều âu yếm và thương yêu.

12 tháng tuổi:

- Để bé ngồi trong lòng và mặt đối diện với mặt bạn. Chỉ vào mũi bạn và nói “mũi”, sau đó chỉ vào mũi bé và nói tương tự; lập lại với các cơ quan khác như mắt, tai, miệng, cằm, tóc…

- Đưa bé đi trên những con đường đi bộ thường ngày để bé quen dần với những thứ khác nhau: lá, cỏ, thân cây…

- Giúp bé làm ngôi nhà bằng những đồ vật, những khối plastic và cho bé xô ngã chúng.

- Cho bé những đồ chơi có bánh xe hay cho bé chơi xe tập đi để bé có thể đi vòng quanh căn nhà. Khuyến khích bé đi theo bạn từ phòng này qua phòng khác.

- Tham gia vào những nhóm gia đình có em bé. Nó sẽ giúp cho bé của bạn dễ hòa nhập với những đứa trẻ khác và cho bạn có một nhóm cùng hỗ trợ.

- Ôm ấp và vỗ về bé thường xuyên

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011